Dịch vụ huyến luyện & đào tạo
I. Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn, vệ sinh lao động
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động
- Nghị định 140/2018/NĐ-CP Ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 Quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
II. Đối tượng tham gia và thời gian đào tạo
Theo quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP, Khóa huấn luyện Người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động dành cho:
- Người có trình độ từ đại học trở lên với chuyên môn phù hợp và có ít nhất 03 năm làm công việc về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Người có trình độ cao đẳng với chuyên môn phù hợp và có ít nhất 04 năm làm công việc về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện là 48 giờ đối với nội dung huấn luyện theo quy định tại khoản này, không bao gồm thời gian sát hạch.
III. Nội dung khóa huấn luyện
1. Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
- Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
- Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.
- Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
- Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động.
- Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
- Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.
- Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
3. Nội dung huấn luyện chuyên ngành
- Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Kỹ năng huấn luyện
- Kỹ năng biên soạn bài giảng.
- Phương pháp huấn luyện.
- Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ huấn luyện.
- Kỹ năng tổ chức khóa huấn luyện.